Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và những dấu hiệu báo nhận biết
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một trong những căn bệnh không còn xa lạ hiện nay đối với những người từ 65 tuổi trở lên. Những người lớn tuổi khi mắc phải bệnh này sẽ trở nên quên quên nhớ nhớ, khó khăn trong việc đi lại cũng như giao tiếp với con cháu hằng ngày. Như vậy, để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này cũng như biết cách phòng tránh, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
Bạn biết gì về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi?
Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, việc người cao tuổi bị sa sút trí tuệ không còn là một điều gì xa lạ. Cụ thể, một nghiên cứu năm 2019 đã chỉ ra rằng có khoảng 50 triệu người mắc căn bệnh này, trong đó người già chiếm 10%. Qua con số đó, chúng ta cũng có thể thấy số người sống chung với căn bệnh này là vô cùng nhiều.
Do đâu mà người già lại dễ dàng mắc căn bệnh này? Tuổi tác ngày càng lớn dẫn đến sự thoái hóa của hệ thống thần kinh não bộ. Do đó mà bạn thường thấy càng già, người ta càng trở nên thiếu minh mẫn, đi lại rất chậm và suy nghĩ cũng rất chậm và dễ dàng mắc nhiều bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh này suy giảm về chức năng nhận thức cũng như suy nghĩ, không thể tập trung và sự hoạt động của các cơ quan, giác quan cũng sa sút.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Thông thường, người ta rất có thể bị nhầm lẫn bởi những triệu chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi như là một điều rất bình thường khi đến một độ tuổi nào đó. Tuy nhiên, hai vấn đề này khác nhau hoàn toàn, nếu như bạn không chữa trị và chăm sóc họ một cách hợp lý, có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Đầu tiên, không thể nhớ được những việc ở khoảng thời gian gần
Một trong những dấu hiệu rõ ràng xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh chính là mất trí nhớ. Một vài đoạn kí ức trong khoảng thời gian gần sẽ mất đi và không biết tại sao, nhưng cũng có thể tìm lại sau khi hồi phục trí nhớ. Tình trạng đó cứ lặp đi lặp lại như vậy và sau dần sẽ càng chuyển biến nặng thêm.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ dần quên đi nhiều việc, nhiều chuyện hơn. Tồi tệ nhất, họ có thể quên đi người thân, người có cùng huyết thống và bạn bè của mình.
Thứ hai, người bệnh không xác định được phương hướng
Đôi lúc nhớ nhưng đôi lúc quên làm cho trí nhớ của người bệnh không còn được rõ ràng như trước. Họ trở nên không tin vào trí nhớ của mình và hay nhầm lẫn. Do đó, mà nếu để họ đi một mình, họ rất có thể bị lạc đường hoặc quên đường về nhà chẳng hạn. Nhiều trường hợp người thân phải tìm kiếm người lớn tuổi vì những lý do như thế.
Thứ ba, khó khăn trong hoạt động thường ngày
Không chỉ gặp khó khăn trong trí nhớ và khả năng xác định phương hướng mà người bệnh còn trở nên thiếu linh hoạt trong việc vận động và thực hiện các hoạt động dễ dàng nhất như di chuyển, bưng bê, ăn uống và vệ sinh cá nhân. Người bệnh có thể quên đi cách sử dụng những đồ dùng, thiết bị trong gia đình và phải phụ thuộc vào người khác trong gia đình.
Thứ tư, khó khăn trong việc thể hiện ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ là một biểu hiện khá nặng đối với căn bệnh này. Người bệnh sẽ trở nên thiếu linh hoạt và gặp nhiều trục trặc trong việc thể hiện những yêu cầu, mong muốn cũng như suy nghĩ của bản thân mình. Từ đó, gây khó khăn cho người khác trong việc hiểu họ.
Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Bạn có thể tham khảo và nhận diện khi bố mẹ hoặc ông bà mình mắc căn bệnh này và có kế hoạch chữa trị hợp lý.
Có thể bạn quan tâm