Tin tức 

Các câu hỏi thường gặp về in hóa đơn

Hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in đã không còn xa lạ đối với các cá nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh việc được cấp hoặc mua của các cơ quan quản lý thuế, hóa đơn tự in và đặt in còn được doanh nghiệp xin cấp phép phát hành khi doanh nghiệp muốn chủ động hơn trong các công tác về hóa đơn. Đối với trường hợp này, sau khi tiến hành nộp mẫu 3.14 tại Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính đề nghị cơ quan thuế cho phép và chấp thuận việc đặt in hóa đơn, doanh nghiệp phải tiến hành lập và nộp thông báo phát hành hóa đơn cho Tổng cục Thuế. Vậy trong quá trình in hóa đơn còn các vấn đề phát sinh nào không? Hãy lần lượt giải quyết các câu hỏi trong bài viết dưới đây.

các câu hỏi thường gặp về in hóa đơn

1. Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1, điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định thì các cá nhân, doanh nghiệp khi phát hành hoá đơn cần gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hồ sơ sau:
– Lập và nộp thông báo phát hành hoá đơn (thực hiện theo mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính).
– Đính kèm hoá đơn mẫu.
2. Hủy hóa đơn đặt in đã phát hành nhưng vẫn còn thời hạn sử dụng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết b khoản 2, khoản 3 điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì số hoá đơn đặt in đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết sẽ được tiến hành hủy. Thời hạn chậm nhất để hủy hóa đơn là 30 ngày, tính từ ngày thông báo với cơ quan quản lý thuế. Hồ sơ hủy hóa đơn đặt in bao gồm:
– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hoá đơn (Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán);
– Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy, ghi chi tiết, đầy đủ các tiêu thức sau: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kiểm kê chi tiết từng số hoá đơn nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục);
– Biên bản hủy hóa đơn (các thành viên trong Hội đồng hủy hóa đơn phải tiến hành ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót);
– Thông báo kết quả hủy hoá đơn. Thông báo này phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính).
Toàn bộ hồ sơ hủy hóa đơn được lưu trữ tại công ty. Riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn được lập thành 2 bản, một bản để lưu, một bản để gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước thời hạn muộn nhất là 5 ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.
Trên đây là những câu hỏi mà người viết thu thập được về in hóa đơn. Mong rằng bài viết đã hỗ trợ tích cực tới bạn đọc.

https://nhipcaugiadinh.net/cach-xu-ly-khi-gap-loi-dang-upload-tep-to-khai/

https://nhipcaugiadinh.net/

Bài viết liên quan