Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình vì đâu: Cách trị?
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình là tình trạng xảy ra ở nhiều trẻ sơ sinh. Điều này khiến mẹ vừa mệt mỏi vì phải thức đêm trông con vừa lo lắng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu tìm ra nguyên nhân chính xác thì mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm lại giấc ngủ ngon cho bé.
Vấn đề nào làm bé ngủ không ngon giấc hay giật mình
Không phải cho con ăn, cũng không phải những lúc chăm bé ốm, chính những đêm chăm bé quấy khóc, trằn trọc mới tốn nhiều tâm tư và làm cha mẹ căng thẳng nhiều nhất. Thực tế, bé ngủ không ngon giấc được liệt kê là một dạng rối loạn giấc ngủ, trong đó chất lượng giấc ngủ của con không đảm bảo, bé ngủ ngắt quãng, ngủ không sâu giấc.
Giật mình là một phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh từ khi mới sinh ra. Bởi khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ đã quen với không gian chật hẹp và sự bao bọc của tử cung mẹ. Sự tác động từ môi trường như tiếng ồn, sự trống trải sẽ khiến trẻ bị giật mình, nó như một cách để trấn an tinh thần của trẻ.
Thế nhưng, nếu bé ngủ không ngon giấc hay giật mình lại khóc thét và đi kèm với một số biểu hiện khác thì mẹ nên cẩn trọng quan sát để có cách xử lý kịp thời. Đó có thể vì một trong những nguyên nhân dưới đây:
Bé gặp ác mộng
Dù việc trẻ có gặp ác mộng hay không vẫn chỉ có trẻ sơ sinh mới biết nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ ngủ không ngon giấc lại còn giật mình và khóc thét là liên quan đến giấc mơ. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành nhiều giai đoạn khác nhay. Trong đó có giai đoạn giấc ngủ nhanh (hay còn gọi là giấc ngủ REM), đây là lúc giấc mơ xảy ra nhiều nhất.
Nếu để ý, mẹ sẽ thấy mi mắt bé nhấp nháy, chân tay hơi co giật, ngủ chập chờn như sắp tỉnh giấc. Cuối cùng, bé sẽ tỉnh giấc với tiếng hét lớn và quấy khóc.
Bé bị thiếu canxi
Như đã biết, canxi là dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể phát triển chiều cao tối đa và hỗ trợ quá trình vận động của hệ xương khớp. Khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi thì sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Nó làm trì hoãn việc sản sinh ra hormone melatonin, một loại hormone giúp thư giãn tinh thần và tạo giấc ngủ ngon cho cơ thể. Vì vậy, thiếu canxi khiến thần kinh của trẻ bị ức chế, thường xuyên giật mình và khóc thét.
Bé khóc dạ đề
Trẻ khóc dạ đề hay còn gọi là hội chứng quấy khóc. Hội chứng này khá phổ biến, xảy ra với 20% trẻ sơ sinh. Trẻ bị khóc dạ đề thường xảy ra vào chiều tối và ban đêm, mỗi lần khóc kéo dài 3-4 tiếng khiến cha mẹ rất vất vả và mệt mỏi. Thường thì trẻ khóc dạ đề sẽ tự chấm dứt sang đến tháng thứ 4 và nó không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của trẻ.
Bé bị bệnh
Bệnh lý là một trong những nguyên nhân cần đặc biệt quan tâm khi trẻ hay giật mình ngủ không ngon. Khi bé ngủ, sự khó chịu của bệnh sẽ kéo đến khiến bé đau nhức và thức dậy để “phát tín hiệu” cho bố mẹ biết.
Một số bệnh lý mà bé sơ sinh có thể bị mắc phải như: đau bụng, viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, nếu trẻ có vấn đề về não bộ thì nó cũng sẽ khiến trẻ ngủ giật mình và khóc thét.
Một số nguyên nhân khác
Việc trẻ ngủ hay giật mình khóc lớn còn có thể vì một vài nguyên nhân sau đây:
-
Hàng đêm, trẻ cần thức dậy 3-4 lần để được bú. Nếu quá đói thì bé cũng sẽ giật mình tỉnh giấc khóc lóc để đòi bú
-
Tã ướt
-
Phòng ngủ không thoải mái, nóng nực, chật chội
-
Đôi khi, chỉ vì cảm thấy bất an vì thiếu vắng vòng tay mẹ bé cũng sẽ giật mình tỉnh giấc và khóc để có được sự vỗ về từ mẹ.
16 điều nên làm để ‘trị’ bé ngủ không ngon giấc hay giật mình
Quấn tã: giúp trẻ phân biệt ngày và đêm, thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn và ngăn phản xạ giật mình làm đánh thức bé.
Giờ đi ngủ thống nhất: Cần có một thói quen đi ngủ được thiết lập thường xuyên, theo thói quen nhất định. Không nên đi chệch khỏi nó quá thường xuyên ngay cả ngày nghỉ hay cuối tuần.
Hãy yên lặng trong 30 phút trước khi ngủ: nếu có anh chị lớn, hãy đưa bé đến một nơi nào đó yên tĩnh hơn, tránh những hoạt động kích thích vì có thể những hưng phấn sẽ đi theo con vào giấc ngủ làm bé ngủ không ngon.
Hãy chắc chắn rằng bé không quá nóng: nhiều mẹ thường lo con bị nóng mà mặc cho bé nhiều lớp áo, đồng thời nhiệt độ không khí trong phòng cao hơn bình thường. Nếu em bé quá nóng con sẽ thức dậy, và điều này làm bé giật mình ngủ không ngon. Bạn có thể trút bỏ một lớp áo, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ không khí.
Loại bỏ những tiếng ồn lớn, thay vào đó, hãy sử dụng phương pháp tiếng ồn trắng như tiếng quạt, tiếng máy sấy tóc, máy hút bụi.
Loại bỏ những vật dụng không cần thiết: gối, gấu bông, chăn, màn,….là những thứ không cần dùng đến. Hãy đặt chúng ra khỏi không gian ngủ của con, để giảm thiểu tối đa rủi ro ngạt thở ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tháng tuổi không cần dùng gối khi đi ngủ, chỉ cần một chiếc khăn mỏng gấp đôi là tốt nhất cho trẻ.
Không đánh thức bé để ăn đêm: nhiều phụ huynh lo sợ việc trẻ ngủ dài mà không thức giấc sẽ khiến con bị đói, nên thường xuyên đánh thức con cho bú giữa đêm. Điều này là không đúng. Cơ chế tự nhiên quy định trẻ sẽ tự thức dậy khi đói. Trong trường hợp bé dưới 3 tháng ngủ giấc nhiều hơn 4 tiếng thì mới cần đánh thức con dậy.
Đặt em bé nằm xuống khi con vẫn còn tỉnh táo, chứ không phải để con ngủ khi còn trên tay của bố mẹ. Đây là điều cần làm giúp con học được cách tự ngủ. Để khi bé có thức dậy ở giữa đêm vẫn có thể tự mình ngủ lại, từ đó mẹ cũng sẽ yên tâm hơn.
Giấc ngủ ban ngày của trẻ cũng cần được chú ý: Giữ em bé tỉnh táo cả ngày sẽ không giúp em bé ngủ ngon hơn vào ban đêm. Giấc ngủ ban ngày cũng quan trọng. Nhưng tốt nhất là không để bé ngủ lâu hơn bốn giờ trong một lần kéo dài trong ngày.
Quy trình ĂN – CHƠI – NGỦ: Với một đứa trẻ sơ sinh, nó giúp linh hoạt khi bé ngủ và bú . Nhưng nhiều chuyên gia sức khỏe trẻ sơ sinh tin rằng, khi cảm thấy phù hợp với bạn, nó cũng có thể giúp bắt đầu thực hiện mọi thứ theo thứ tự tương tự mỗi ngày – cho ăn, chơi, ngủ.
Giữ chăm sóc ban đêm ở mức thấp: Khi bé cần chăm sóc hoặc cho bé ăn đêm, hãy sử dụng đèn mờ, giọng nói nhẹ nhàng và cử động bình tĩnh. Điều này sẽ nói với bé rằng đã đến giờ đi ngủ – không chơi, cũng đồng thời giúp thoát khỏi vấn đề trẻ hay giật mình ngủ không ngon giấc.
13, Hãy xem xét một núm vú giả: Nếu em bé của bạn gặp khó khăn trong việc ổn định, núm vú giả có thể làm điều đó. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng núm vú giả trong khi ngủ giúp giảm nguy cơ SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh)
Sử dụng sản phẩm giúp bé ngủ ngon an toàn Soki Tium. Thành phần từ sữa bao gồm đạm sữa thủy phân Lactium và sữa non Colostrum giúp trẻ thư giãn não bộ, giảm căng thẳng, hết giật mình quấy khóc về đêm để có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đồng thời Soki Tium bổ sung dưỡng chất, các kháng thể tự nhiên bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Trên đây là những nguyên nhân thường thấy khiến bé ngủ không ngon giấc hay giật mình. Hi vọng với những thông tin đã được cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích cho mẹ trong việc cải thiện giấc ngủ của bé yêu, giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Mọi thắc mắc về vấn đề giấc ngủ của bé yêu, hãy liên hệ với dược sĩ Soki Tium ngay để được tư vấn kịp thời mẹ nhé!
Có thể bạn quan tâm:
>>> CÁCH TÌM CHỖ NHẬN CHĂM SÓC BÉ | GIỮ TRẺ TẠI NHÀ UY TÍN Ở TPHCM